Trước diễn biến này, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - đã có những cảnh báo sớm rất đáng quan tâm.
Ngành thép Việt Nam mới đạt 67% năng lực sản xuất vì áp lực nhập khẩu
Theo ông Hồ Nghĩa Dũng trong các năm 2015 và 2016, ngành thép hình Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng khá cao tới trên 20%/năm, tuy nhiên, ngành thép mới chỉ hoạt động đạt khoảng 67% năng lực sản xuất hiện có.
Cụ thể trong năm 2016, sản xuất phôi thép đạt 7,8 triệu tấn, tương đương 62% công suất thiết kế toàn ngành là 12 triệu tấn; sản phẩm cuối cùng của tất cả các loại thép đạt 17,7 triệu tấn, bằng 67% công suất thiết kế là 26,4 triệu tấn; hay thép xây dựng, sản xuất được 8,6 triệu tấn, bằng 67,7% công suất thiết kế là 12,7 triệu tấn...
Tuy nhiên, theo ông Dũng, tình hình hoạt động của ngành thép i Việt Nam trong quý I/2017 có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, 3 tháng qua, cả nước sản xuất được trên 4,637 triệu tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ và tiêu thụ thép đạt trên 3,761 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2016.
"Mặc dù có bước tăng trưởng trong quý I/2017, song tăng trưởng tiêu thụ thép chỉ đạt 6,7% trong khi ngành thép h đặt kỳ vọng tăng trưởng chỉ tiêu này là 12% cho năm nay" - ông Dũng nói và cho biết, cùng với sự phục hồi trở lại của ngành xây dựng và thị trường bất động sản, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đã tăng lên, tuy nhiên, lý do ngành thép chỉ vận hành đạt 67% công suất hiện có là do áp lực cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại nhập khẩu vào nước ta.
Theo đó, tính đến ngày 15/3/2017, lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đã đạt 3,56 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13% về lượng nhưng lại tăng tới 64% về giá trị kim ngạch nhập khẩu so với cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu sản phẩm tôn thép mạ mầu đạt 84.748 tấn, tăng 40%; thép thanh que hình đạt 141.009 tấn, tăng 113%; thép cán nguội là 159.381 tấn, tăng tới 158%... Ngoài ra, nhập khẩu thép ống hàn, dây thép, thép mạ kẽm và mạ nhúng nóng loại khác, thép không gỉ... cũng tăng rất cao.
"Nếu giảm lượng nhập khẩu thì mới hy vọng tăng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước" - ông Dũng nói.
Cảnh báo sớm các nhà đầu tư
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay nhiều doanh nghiệp thép nội địa đang có kế hoạch đầu tư mở rộng, đặc biệt, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp Trung Quốc cũng có kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép u tại Việt Nam.
Qua phân tích năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu thép trong nước, ông Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, việc các doanh nghiệp (cả trong và ngoài nước) đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất là cần thiết, tuy nhiên, ông Dũng cũng cảnh báo, chỉ nên đầu tư sản xuất những dòng sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được, như: phôi thép hoặc sản phẩm thép dẹt cán nóng... để hình thành dây chuyền sản xuất khép kín. Còn với các sản phẩm cuối, như: tôn mạ, thép xây dựng,... thì các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trước khi đầu tư.
Trước thông tin một số doanh nghiệp của Trung Quốc đang có ý định đầu tư xây dựng nhà máy thép không gỉ công suất lên tới 300 nghìn tấn/năm tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nhu cầu thép không gỉ của Việt Nam là khoảng 200 nghìn tấn/năm trong khi năng lực hiện có của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã lên đến trên 300 nghìn tấn/năm nhưng hiện mới chỉ khai thác được từ 35-70% công suất thiết kế. Ngoài ra, hàng năm, nước ta nhập khẩu trung bình khoảng 60 nghìn tấn thép không gỉ.
"Như vậy, nếu có thêm nhà máy thép không gỉ công suất 300 nghìn tấn/năm thì sản lượng đầu ra sẽ lên đến trên 600 nghìn tấn /năm, gấp 3 lần nhu cầu" - ông Dũng phân tích và cảnh báo, sẽ tạo ra thế cạnh tranh không cần thiết cho thị trường thép Việt Nam.
Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng cho biết, Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần có ý kiến góp ý vào Quy hoạch ngành thép, thép hộp Việt Nam, trong đó khẳng định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành thép Việt Nam trong thời gian đầu để tăng năng lực sản xuất, tiếp cận công nghệ mới; hiện đại hóa công tác quản trị kinh doanh, thị trường...
Tuy nhiên trong 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước đã phát triển rất mạnh và đến nay, họ hoàn toàn có đủ khả năng đầu tư ở mọi quy mô và công nghệ và hoạt động có hiệu quả trong ngành thép.
"Thời điểm này, không nên ưu tiêu thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI vào ngành thép mà nên ưu tiên cho các nhà sản xuất trong nước" - ông Dũng nêu quan điểm. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu vẫn thu hút đầu tư FDI vào ngành thép thì không nên đầu tư 100% vốn nước ngoài mà phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Nêu lý do cho quan điểm này, ông Dũng phân tích, thứ nhất, các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng đầu tư; thứ hai, thép là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, xây dựng, nên chúng ta phải giữ được vai trò chủ đạo, tự chủ đối với ngành này.
"Nếu không làm được điều đó thì ngành thép Việt Nam sẽ chỉ là ngành gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài" - ông Dũng nhấn mạnh và cảnh báo, không ngoại trừ khả năng việc một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy để sản xuất ở thép Việt Nam với hai mục tiêu đó là tránh thuế chống bán phá giá của Việt Nam, đồng thời tránh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác.
"Luôn tiềm ẩn khả năng các quốc gia khác mượn thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm của họ sang các nước khác, vì vậy, cảnh báo này là không thừa" - ông Hồ Nghĩa Dũng kết luận.
Lưu ý UBND tỉnh Đồng Nai trong việc thu hút đầu tư các dự án thép không gỉ tại địa phương này trong giai đoạn đến năm 2020, ngày 19/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 3244/BKHĐT-KTCN nêu rõ: Với những phân tích như trên thì việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực thép không gỉ cán nguội sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, giảm hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước và xuất khẩu.
Nguồn tin: Phụ nữ
Bài viết khác