Thép ngoại vào Việt Nam tiếp tục tăng
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong quý I/2017, sản xuất thép trong nước tăng trưởng tốt, đạt 4.637.307 tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2016. Bán hàng thép trong nước cũng tăng trưởng khá, đạt 3.761.288 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ 2016.
Tuy nhiên, nhập khẩu thép tăng và áp lực trước những rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến ngành thép hình Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 4/2017, cả nước nhập khẩu 1,6 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 8,7% và trị giá là 945 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt gần 5,8 triệu tấn, giảm 5,9% về lượng nhưng trị giá lại tăng 45,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3,3 tỷ USD.
Còn theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhập khẩu một số mặt hàng sắt thép, thép i trong quý I vẫn tăng cao so với cùng kỳ, như: thép ống, thép hộp, tôn mạ màu hơn 84.000 tấn, tăng 40%; thép thanh que hình hơn 141.000 tấn, tăng 113%; thép cuộn cán nguội gần 160.000 tấn, tăng 158%. Ngoài ra, nhập khẩu ống thép hàn, dây thép, mạ loại khác, thép không gỉ... cũng tăng cao.
Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng sắt thép từ thị trường Trung Quốc vào Việt Nam vẫn rất lớn. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm nay, tổng lượng nhập khẩu đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD thì riêng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD. Con số này tuy chỉ tăng khoảng 8% về lượng nhưng xét về trị giá tăng xấp xỉ 62% so với cùng kỳ năm trước.
Còn nhớ năm 2016, lượng sắt thép, thep h, thép u nhập khẩu về Việt Nam đạt 18,4 triệu tấn, tổng kim ngạch 8,02 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc đạt 10,9 triệu tấn, trị giá hơn 4,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 59% tổng lượng thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 55,5% tổng trị giá.
Cùng với áp lực cạnh tranh gay gắt trước các sản phẩm sắt thép nhập khẩu, các sản phẩm sắt thép Việt Nam xuất khẩu cũng đang đứng trước những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu.
Nếu trước đây, thép Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường khối ASEAN thì từ năm 2016, chúng ta đã chuyển hướng xuất sang thị trường Mỹ và hiện lượng thép xuất sang thị trường này đã chiếm tới gần 27% tổng lượng thép xuất khẩu với mặt hàng chủ yếu là tôn mạ.
Trong khi đó, Mỹ đang điều tra vụ kiện chống lẩn tránh thuế của Việt Nam, có liên quan đến việc nghi ngờ thép Trung Quốc giá rẻ “đội lốt” hàng Việt để xuất sang Mỹ.
Theo thống kê của Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đến hết tháng 7/2016, chỉ tính riêng trong số gần 100 vụ kiện chống bán phá giá thì ngành thép Việt đã “dính” tới khoảng 20 vụ.
Để tháo gỡ khó khăn, nhiều doanh nghiệp thép trong nước, một mặt sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác, cũng kiến nghị Nhà nước có các chính sách, giải pháp để kiểm soát nhập khẩu sắt thép; ngăn chặn, chống gian lận thương mại, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước.
Thận trọng với những dự án đầu tư mới
Để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như sử dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các mặt hàng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam, như: thép không gỉ cán nguội, thép mạ, thép hình chữ H, phôi thép và thép dài... Điển hình, đối với thép không gỉ cán nguội, việc áp dụng thuế CBPG đã được chính thức đưa ra từ tháng 10/2014 đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia. Đến giữa năm 2015, mức thuế CBPG cho sản phẩm này được gia tăng sau khi rà soát lần thứ nhất và hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh cũng đang tiến hành rà soát lần thứ hai.
Mới đây, ngày 30/3/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1105/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD02).
Ngay sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá với một số mặt hàng thép nhập khẩu vào Việt Nam nhằm bảo vệ các DN trong nước từ tháng 10/2014, đã có những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, việc đưa ra quyết định áp dụng chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt, thép nhập khẩu của Bộ Công Thương là chính xác, thận trọng và đây là biện pháp tự vệ thông thường, phản ứng có lợi cho thị trường, cho ngành, cho nền kinh tế và phù hợp chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp dài hạn.
Bên cạnh đó, xu hướng các nước bị áp thuế CBPG đã và đang chuyển hẳn sang đầu tư sản xuất ngay tại Việt Nam đang diễn ra. Thời gian qua, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về những hệ quả đối với các dự án thép tại Việt Nam, nhất là những dự án có tác động lớn đến môi trường.
Hơn nữa, vì sản xuất thép là lĩnh vực đặc thù, sử dụng nhiều loại nguyên, nhiên liệu, nhất là các hóa chất độc hại có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường nếu không đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật. Do đó, bên cạnh việc xem xét đánh giá chung về tình hình cung cầu trong nước, trong khu vực và thế giới; xem xét hiệu quả của dự án về mặt kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trường cũng cần phải được đánh giá kỹ lưỡng trước khi cấp phép cho những dự án đầu tư sản xuất thép.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - cho rằng, chúng ta vẫn phải đầu tư, nhưng vấn đề là tính toán, cân nhắc đầu tư ở giai đoạn nào, thời điểm nào, quy mô và công nghệ ra sao để kiểm soát môi trường và đảm bảo tính cạnh tranh khi sản phẩm ra thị trường. Theo ông Dũng, trong giai đoạn hiện nay, Hiệp hội khuyến khích đầu tư chiều sâu chứ không khuyến khích đầu tư chiều rộng.
Nguồn tin: Vinanet
Bài viết khác